Người mắc bệnh tiểu đường ăn ốc được không?

Người mắc bệnh tiểu đường ăn ốc được không?

Ốc là món ăn yêu thích của nhiều người bởi vị thơm ngon, bổ dưỡng. Nhưng với người tiểu đường, ăn ốc có tác động mức đường huyết hay không? Cùng tìm hiểu nhé!

Ốc thuộc trong nhóm động vật thân mềm, không xương sống và được bao bọc bởi lớp vỏ vôi. Có rất nhiều người thích ăn ốc bởi hương vị thơm ngon, chế biến được đa dạng món ăn và có giá trị dinh dưỡng cao.

Thế nhưng, đối với người mắc bệnh tiểu đường, việc phải luôn cẩn trọng khi chọn những thực phẩm không gây ảnh hưởng đến mức đường huyết là điều cực kỳ quan trọng. 

Người mắc bệnh tiểu đường ăn ốc được không?

Qua nhiều cuộc nghiên cứu, các chuyên gia đã phát hiện ra nọc độc trong ốc biển có thể góp phần điều trị bệnh tiểu đường. Bởi vì trong nọc độc của ốc biển có một loại protein tự nhiên, có tên gọi là Con-Ins G1. Khi hoạt động, loại protein này tránh được những thay đổi cấu trúc khác với insulin ở người, do đó, người ta nhận định được Con-Ins G1 hoạt động nhanh hơn insulin của con người.

Ở môi trường tự nhiên, nọc độc của ốc biển được xem như là một loại vũ khí để săn mồi của chúng, bằng cách gây sốc khiến cho đối phương hạ đường huyết. Bên cạnh đó, nọc độc của ốc có thể thúc đẩy quá trình truyền tín hiệu của các tế bào insulin ở người, từ đó liên kết được với các thụ thể của con người.

Đối với những bệnh nhân tiểu đường loại 1 không thể sản xuất insulin, do đó cần phải tiêm chất này mỗi ngày để kiểm soát được lượng đường trong máu. Vì thế, từ các lý do trên, các nhà khoa học đã xác minh rằng người tiểu đường có thể ăn ốc nhằm cải thiện được khả năng sản xuất insulin và hạn chế tình trạng tăng đường huyết.

Người mắc bệnh tiểu đường ăn ốc có được không?

Các nhóm thực phẩm biển tốt cho người bệnh tiểu đường

Đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường loại 1, loại 2 và không bị dị ứng với hải sản, thì thực phẩm biển sẽ trở nên cực kỳ có giá trị cho những đối tượng này.

Dưới đây mà một số nhóm hải sản mang lại lợi ích cho người bệnh tiểu đường:

Cá, động vật thân mềm và động vật giáp xác

Động vật thân mềm là những loại như ốc, trai, mực,... Còn động vật giáp xác sẽ gồm cua, tôm hùm, tôm.

Theo như các chuyên gia dinh dưỡng, người lớn nên bổ sung khoảng 3.5 - 4 ounce khẩu phần cá và hải sản mỗi tuần. Cụ thể, đối với phụ nữ nên bổ sung khoảng 500mg axit omega-3 từ hải sản và 600mg ở nam giới. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn các loại hải sản chứa nhiều axit béo omega-3, DHA nhưng phải ít thủy ngân.

Axit béo omega-3 có khả năng làm giảm mức chất béo trung tính, làm gián đoạn sự phát triển của mảng xơ vữa động mạch, có thể giảm huyết áp và rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên, cơ thể con người không sản xuất được axit béo omega-3, nên việc bổ sung là cực kỳ cần thiết. Khi đó, các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá trích là sự lựa chọn hoàn hảo, bởi chúng là nguồn cung cấp omega-3 dồi dào.

Theo thống kê cho thấy, trong số các bệnh nhân tiểu đường loại 2 có khoảng 65% số người tử vong do bệnh tim mạch. Do đó, để phòng tránh được nguy cơ mắc bệnh tim thì việc bổ sung axit béo omega-3 từ các loại hải sản như cá, động vật thân mềm, động vật giáp xác là điều quan trọng.

Cá, động vật thân mềm và động vật giáp xác

Sứa

Thịt sứa tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường

Sứa là loại động vật có cấu trúc hơi sền sệt, mềm và chỉ gồm một khoang duy nhất để chứa tất cả các chức năng của cơ thể. Sứa cũng được biết đến như là một món ăn, trong một chén sứa khô sẽ chứa khoảng 5.6mg natri, 1 gam chất béo và 3 gam protein.

Ngoài ra, sứa cũng đã được nghiên cứu là có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Nguyên do là vì trong cơ thể của một số loài sứa có sản sinh ra một loại protein huỳnh quang màu xanh lá cây hay được gọi là GFP. GFP gắn với các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy, từ đó góp phần quan trọng giúp cho các nhà khoa học hiểu được cách insulin tạo ra trong cơ thể. Vì vậy mà sứa cũng được xem là bước tiến để cho ra phương pháp điều trị mới cho người bệnh tiểu đường.

Rong biển

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi người tiểu đường bổ sung rong biển thường xuyên sẽ có thể giảm được lượng đường huyết đáng kể lúc đói và mức đường huyết sau bữa ăn.

Rong biển

 

Đang xem: Người mắc bệnh tiểu đường ăn ốc được không?

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
Giỏ Hàng