Tại sao có nhiều người khi ăn đồ ngọt lại buồn nôn?

Tại sao có nhiều người khi ăn đồ ngọt lại buồn nôn?

Hầu như mọi người thường nghĩ sau khi ăn đồ ngọt xuất hiện hiện tượng buồn nôn, xây xẩm,...là dấu hiệu của tăng đường huyết. Tuy nhiên không phải vậy, đó là dấu hiệu của hạ đường huyết phản ứng sau khi ăn.

Vậy thì lý do tại sao lại xuất hiện tượng đó và nên ăn đồ ngọt như thế nào để an toàn cho sức khỏe.

 Vì sao sau khi ăn đồ ngọt bị buồn nôn?

Hiện tượng buồn nôn, mệt mỏi, run,… sau khi ăn đồ ngọt quá nhiều thường không phải do tăng đường huyết. Trái lại, đó là dấu hiệu của hạ đường huyết phản ứng sau ăn.

Khi bạn ăn nhiều đồ ngọt, lượng đường trong máu sẽ tăng cao và sẽ kích thích insulin sản sinh ở tuyến tụy để giải quyết lượng đường này. Vì thế, khi insulin sản sinh nhiều sẽ gây nên tình trạng hạ đường huyết sau khi ăn.

Bên cạnh đó có khả năng người có triệu chứng buồn nôn sau khi ăn đồ ngọt có thể có bệnh lý dạ dày, cụ thể là bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Nếu bạn thường xuyên hạ đường huyết sau ăn tốt hơn hết bạn nên khám chuyên khoa để kiểm soát bệnh lý gây tăng tiết insulin nhé.

 Ai nên bổ sung đồ ngọt?

  • Người đang mệt mỏi hoặc đói: Thời điểm cơ thể mệt mỏi hay khi bị đói, nhiệt lượng trong cơ thể mất đi quá nhiều, cơ thể suy nhược.
  • Ăn một ít đồ ngọt, lượng đường trong đó có thể được máu hấp thụ nhanh hơn các thức ăn thông thường khác nên sẽ nhanh chóng bổ sung năng lượng cho cơ thể.
  • Khi cảm thấy tim đập mạnh, đau đầu chóng mặt: Lúc này ăn đồ ngọt hoặc trái cây sẽ làm tăng đường huyết, giúp ổn định tâm trạng, cải thiện nhịp tim và hoa mắt chóng mặt.
  • Khi tắm hoặc trước khi bơi: Thời điểm này cần bổ sung nước và năng lượng, đặc biệt là bổ sung đường để ngừa tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra.
  • Khi toát mồ hôi: Những lúc bạn bị vã mồ hôi hoặc đường tiêu hóa có vấn đề như tiêu chảy thì nên uống nước đường hoặc dùng đồ ngọt để cải thiện tình trạng.
  • Khi chuẩn bị vận động: Trong quá trình vận động, cơ thể con người sẽ tiêu hao năng lượng nhiệt năng lớn, trong khi đó, trước khi vận động thì không nên ăn no.
  • Thời điểm này, ăn một lượng đồ ngọt vừa đủ có thể đáp ứng năng lượng nhất định cần thiết cho cơ thể của con người khi vận động.

Cách ăn đồ ngọt không gây hạ đường huyết đột ngột

  • Bạn nên ăn vào buổi sáng hoặc sau khi ăn trưa để giúp tinh thần phấn chấn, nạp thêm năng lượng. Lưu ý, không nên ăn quá nhiều.
  • Nếu buổi sáng ăn nhiều đồ ngọt thì trưa và tối nên tăng cường rau xanh để giảm lượng hấp thụ đường của cơ thể.
  • Ăn vào đầu giờ chiều. Vào khoảng 15 đến 16 giờ chiều nếu bạn ăn một thanh socola hay một miếng bánh ngọt sẽ có tác dụng bổ sung đường cho cơ thể.
  • Ngoài ra, lượng đường có trong đồ ăn ngọt sẽ giúp não bộ bạn minh mẫn hơn, máu lưu thông đều giữ cho huyết áp ổn định…
  • Không nên ăn đồ ngọt vào buổi tối bởi lúc này, thời gian gần với đi ngủ sẽ không cho phép cơ thể tiêu hóa hết lượng đường trong máu.
  • Hơn nữa, ăn bánh kẹo buổi tối cũng khiến cho men răng bị hỏng, vi khuẩn xâm nhập gây hôi miệng.

Không nên ăn ngọt vào buổi tối

  • Tuy nhiên vẫn cần hạn chế đồ ngọt, hạn chế các loại thực phẩm chế bi
  • Khi ăn đồ ngọt, kèm theo một tách trà xanh, sẽ giúp bạn ăn chậm hơn và tiêu hóa tốt hơn. ến với nhiều màu sắc và hương vị. Chọn socola, hoa quả có đường là tốt nhất.

Khi ăn đồ ngọt nên kèm theo một tách trà

Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã biết được tại sao khi ăn đồ ngọt lại buồn nôn

Đang xem: Tại sao có nhiều người khi ăn đồ ngọt lại buồn nôn?

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
Giỏ Hàng