Kể từ 1.1.2020 khi lái xe mà có nồng độ cồn, mức xử phạt sẽ rất nặng. Vì vậy nhiều người thắc mắc uống bia bao lâu mới được lái xe vừa là để an toàn vừa không bị phạt.
Khi uống bia, chỉ khoảng 5 - 10% lượng bia được bài tiết qua hơi thở, nước tiểu và mồ hôi và phần còn lại được chuyển đến gan để “xử lý”, nên thời gian đào thải cồn (ethanol) tùy thuộc vào lượng mà bạn uống vào cơ thể.
Uống bia bao lâu thì chạy xe không bị giao thông phạt?
Theo Bác sĩ Trần Văn Phúc bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn tư vấn về cách tính thời gian để nồng độ cồn trở về mức âm tính và đó cũng là lúc bạn được phép lái xe sau khi uống bia như sau:
Đối với chai bia 330ml nồng độ cồn tính chung là khoảng 5%. Khi bạn uống chai bia này vào thì làm cho nồng độ cồn trong máu là tăng lên 0,032mg/lít khí thở thời gian an toàn để bạn được lái xe là khoảng 2 giờ sau khi đã uống 1 chai bia đó.
Khi bạn uống 2 chai nồng độ cồn trong máu là 0,065mg/lít khí thở thời gian được lái xe là khoảng 4 giờ sau khi đã uống 2 chai bia đó.
Trường hợp bạn uống 3 chai thì nồng độ cồn trong máu là 0,163mg/lít khí thở thời gian được lái xe là khoảng 11 giờ sau khi đã uống 3 chai bia đó.
Lưu ý nồng độ cồn của mỗi loại bia là khác nhau như: bia Sài Gòn xanh nồng độ cồn 4,3%, bia 333 nồng độ cồn 5,3%, bia Tiger nâu nồng độ cồn 5%, Heniken xanh nồng độ cồn 5%, bia Strongbow nồng độ cồn là 4,5%, bia Huda nồng độ cồn là 4,7%, bia Việt Hà nồng độ cồn 4%, Bia Trúc Bạch nồng độ cồn 5,1%, bia Hà Nội nồng độ cồn 5,1% , bia Larue 4,2%…. bạn có thể căn cứ vào cách tính trên và nồng độ cồn trong từng loại bia mà có thể tăng lên hay giảm xuống thời gian được lái xe.
Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông thì tốt nhất bạn không nên uống rượu bia còn trường hợp đã uống thì bạn hãy dành thời gian nghỉ ngơi để giảm nồng độ cồn trong máu, tinh thần và đầu óc cũng tỉnh táo hơn để tiếp tục lái xe nhé!