Bốc hỏa là một trong những triệu chứng phổ biến nhất mà phụ nữ phải trải qua trong thời kỳ mãn kinh. Đây là nguyên do khiến các chị em cảm thấy rất khó chịu, thậm chí sợ hãi khi bước vào độ tuổi này. Vậy bốc hỏa có thực sự đáng sợ như vậy không?
1. Dấu hiệu cơn bốc hỏa ở phụ nữ tuổi mãn kinh
Trước khi bước vào giai đoạn mãn kinh, người phụ nữ thường phải đối mặt với những rối loạn về nội tiết, tâm sinh lý. Sự rối loạn nội tiết tố sẽ kéo theo nhiều rối loạn khác.
Phổ biến nhất đó chính là sự thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt, chức năng của cơ quan sinh dục, đặc biệt là sự thay đổi cảm xúc và những cơn bốc hỏa rất khó chịu.
Những dấu hiệu phổ biến nhất của cơn bốc hỏa bao gồm:
- Cảm giác nóng đột ngột, dữ dội: Cảm giác này có thể xuất hiện ở mặt, cổ, cánh tay, thân mình và đôi khi là toàn bộ cơ thể.
- Nhịp tim và mạch đập nhanh hoặc không đều. Tim đập nhanh có thể xảy ra.
- Đổ mồ hôi: Đổ mồ hôi có thể từ nhẹ đến nhiều.
- Ớn lạnh: Điều này thường xảy ra sau những cơn nóng bừng, đôi khi phụ nữ chỉ cảm thấy ớn lạnh.
- Rối loạn giấc ngủ. Đổ mồ hôi ban đêm có thể làm gián đoạn giấc ngủ và dẫn đến mệt mỏi hoặc mất ngủ.
- Các dấu hiệu khác: Buồn nôn, chóng mặt, lo lắng và đau đầu là những triệu chứng có thể xảy ra khác liên quan đến các cơn bốc hỏa.
Phụ nữ mãn kinh thường phải đối mặt với cơn bốc hỏa rất khó chịu.
2. Bốc hỏa mãn kinh có cần điều trị không?
Theo BS. Lê Quang Dương, chuyên gia về sức khỏe sinh sản, thời kỳ mãn kinh là một phần của quá trình trưởng thành về tình dục của phụ nữ và không phải là bệnh lý. Mỗi cá nhân trải qua thời kỳ mãn kinh khác nhau và các triệu chứng có thể khác nhau về thời gian. Các triệu chứng có thể bao gồm khô âm đạo, bốc hỏa và thay đổi cảm xúc kéo dài trung bình 7,4 năm sau kỳ kinh cuối cùng.
Sự dao động về nồng độ hormone có thể dẫn đến bốc hỏa hoặc đột ngột cảm thấy nóng và đỏ bừng. Những cơn đau đầu, bốc hỏa này có thể nhẹ, cảm giác nóng bừng xảy ra chủ yếu ở phần trên cơ thể hoặc chúng có thể tỏa ra khắp cơ thể. Cơn bốc hỏa có thể kéo dài từ vài giây đến nhiều phút.
hững cơn bốc hỏa xảy ra trong khi ngủ gây đổ mồ hôi ban đêm và có thể khiến người bệnh đổ mồ hôi dữ dội đến mức tỉnh giấc giữa đêm.
Nhiều phụ nữ nhận thấy rằng rối loạn giấc ngủ xảy ra thường xuyên hơn vào khoảng thời gian mãn kinh. Những xáo trộn có thể liên quan đến đổ mồ hôi ban đêm.
Bản thân thời kỳ mãn kinh không cần điều trị y tế vì không phải là một tình trạng bệnh lý, nhưng nhiều phụ nữ tìm cách giảm bớt các triệu chứng khó chịu bằng cách liệu pháp estrogen, là một trong những lựa chọn hiệu quả để giảm các cơn bốc hỏa liên quan đến thời kỳ mãn kinh.
Dùng thuốc chống trầm cảm liều thấp và một số loại thuốc chống co giật có thể giúp giảm cơn bốc hỏa. Thuốc chống trầm cảm cũng có thể hỗ trợ những thay đổi cảm xúc xảy ra trong thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, chị em cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc.
Các bài tập phù hợp giúp ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng khó chịu ở tuổi mãn kinh.
3. Một số biện pháp tự nhiên giúp làm dịu cơn bốc hỏa thời kỳ mãn kinh
Các yếu tố có thể làm tăng các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm và biểu hiện các cơn bốc hỏa ở mỗi người là khác nhau. Trong nhiều trường hợp, các bác sĩ khuyên mọi người nên thay đổi lối sống để kiểm soát các cơn bốc hỏa trước khi sử dụng các biện pháp can thiệp y tế.
Chị em cần có lối sống lành mạnh, sinh hoạt hợp lý. Không làm việc quá sức, tránh căng thẳng, ngủ đủ giấc và ăn uống đủ chất dinh dưỡng để giữ sức khỏe thể chất thật tốt.
Hạn chế uống rượu, ăn nhiều thức ăn cay, đồ uống nóng và caffeine, hút thuốc lá, chúng có thể kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng vận mạch.
Thường xuyên tập thể dục với các bài tập phù hợp sẽ giúp chị em duy trì cân nặng phù hợp và tinh thần sảng khoái, vui vẻ, năng động. Điều đó cũng giúp ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng khó chịu của các cơn bốc hỏa. Nghiên cứu cho thấy, các cơn bốc hỏa có liên quan đến chỉ số khối cơ thể cao hơn và phụ nữ thừa cân béo phì có thể bị các cơn bốc hỏa thường xuyên và nghiêm trọng hơn.
Viết bình luận