BMI là thước đo giúp đánh giá tình trạng cân nặng và nguy cơ sức khỏe ở mỗi người. Người có chỉ số BMI càng cao nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường càng cao. Hãy cùng SKM tìm hiểu cách tính và các thông tin liên quan đến chỉ số BMI nhé!
Chỉ số BMI là gì?
BMI (viết tắt của Body Mass Index) là chỉ số khối cơ thể được tính bằng cân nặng (kg) chia cho bình phương của chiều cao (mét), để đánh giá được tình trạng cơ thể: gầy, cân đối, thừa cân, béo phì của một người trưởng thành.
BMI còn cảnh báo sớm nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường loại 2, sỏi mật, viêm khớp, ngưng thở khi ngủ và một số bệnh ung thư (như: ung thư vú, ung thư ruột kết, ung thư nội mạc tử cung,...).
Trong trường hợp biết được chỉ số BMI của mình ở ngoài mức tiêu chuẩn, bạn có thể lên kế hoạch giảm cân hoặc bổ sung dinh dưỡng phù hợp.
BMI được xem như là công cụ giúp đánh giá tình trạng cân nặng của cơ thể
Công thức tính BMI của cơ thể
Công thức:
BMI = (cân nặng)/(chiều cao^2)
Trong đó: Cân nặng đơn vị là kg, chiều cao đơn vị là mét
Công thức tính BMI là cân nặng tính bằng kilogram (kg) chia cho bình phương chiều cao tính bằng mét (m).
Ví dụ: Cân nặng = 80 kg, Chiều cao =180 cm (1,8 m)
Tính: BMI = 80 /(1,8*1.8 )= 24,5
Ý nghĩa của chỉ số BMI
Chỉ số BMI giúp bạn xác định tình trạng cơ thể hiện nay thông qua tỉ lệ giữa cân nặng và chiều cao. Chỉ số BMI lý tưởng được các tổ chức y tế đưa ra là vào mức 18,5 - 25. Mỗi chỉ số BMI sẽ nói lên tình trạng cơ thể của chúng ta theo từng mức khác nhau.
- Chỉ số BMI của bạn dưới 18,5: Bạn đang gặp phải tình trạng thiếu cân, vì thế nên áp dụng các phương pháp ăn uống và luyện tập để tăng trọng lượng cơ thể.
- Chỉ số BMI của bạn là 18,5 đến 24,9: Bạn đang sở hữu cân nặng khỏe mạnh, cần duy trì quá trình ăn uống và sinh hoạt như thường ngày.
- Chỉ số BMI của bạn là 25 đến 29,9: Bạn đang trong tình trạng thừa cân, cần áp dụng thực đơn ăn kiêng hợp lý cùng việc luyện tập khoa học để lấy lại vóc dáng chuẩn nhất.
- Chỉ số BMI của bạn từ 30 trở lên: Bạn đang bị béo phì và tình trạng này có thể khiến bạn gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe cũng như trong sinh hoạt. [1]
Chỉ số BMI lý tưởng được các tổ chức y tế đưa ra là vào mức 18,5 - 25
Bảng phân loại mức độ gầy-béo dựa vào chỉ số BMI
Dưới đây là bảng phân loại mức độ gầy - béo của một người dựa vào chỉ số BMI. Thang phân loại của Tổ chức y tế thế giới (WHO) được sử dụng cho người châu Âu và thang phân loại của Hiệp hội đái đường các nước châu Á (IDI & WPRO) được áp dụng cho người châu Á.
Tỷ lệ vòng eo/mông
Công thức tính tỷ lệ vòng eo/mông
WHR = [Chu vi vòng eo (cm) / Chu vi vòng mông (cm)]
Trong đó: Vòng eo được đo ở ngang rốn và vòng mông được đo ở ngang qua điểm phình to nhất của mông. Bạn luôn phải đứng thẳng và thở ra khi đo.
Sau khi tính được tỷ lệ WHR, ta có thể đối chiếu với bảng sau để xác định tình trạng cơ thể hiện tại
Mối nguy hại cho sức khỏe | Phụ nữ | Đàn ông |
Thấp | 0.80 hoặc thấp hơn | 0.95 hoặc thấp hơn |
Vừa phải | 0.81 - 0.85 | 0.96 - 1.0 |
Cao | 0.86 trở lên | 1.0 hoặc cao hơn |
Ý nghĩa của chỉ số WHR
Chỉ số WHR được sử dụng trong lĩnh vực y tế để đánh giá sự phân bố mỡ trên cơ thể. Nó bù đắp một phần cho sự thiếu hụt của chỉ số BMI, bởi vì nó cho phép biết được sự phân bố mỡ trong cơ thể, từ đó xác định các bệnh liên quan đến tim mạch.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng người có mỡ tích tụ nhiều ở vùng bụng và eo có nguy cơ cao mắc các bệnh về đường huyết, huyết áp cao, rối loạn mỡ máu,...
Dựa vào vị trí phân bố mỡ trên cơ thể, các cách dạng béo phì sau:
- Béo phì toàn thân: mỡ phân bố đều trên toàn cơ thể
- Tạng người có dáng quả táo: người có vòng eo lớn hơn và có xu hướng tích mỡ nhiều ở vùng bụng, eo. Đây là đối tượng có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn.
- Tạng người có dáng quả lê: người có mỡ tập trung nhiều ở vùng quanh mông, đùi và háng. Tuy nhiên, đối tượng này có ít nguy cơ bệnh tật hơn.
BMI của người lớn có khác BMI của trẻ em không?
BMI được hiểu khác nhau đối với trẻ em và thanh thiếu niên, mặc dù đều được tính theo cùng một công thức với BMI của người lớn.
Chỉ số BMI của trẻ em và thanh thiếu niên cần phải theo độ tuổi và giới tính cụ thể vì lượng chất béo cơ thể thay đổi theo từng độ tuổi và lượng chất béo cơ thể khác nhau giữa bé trai và bé gái.
Làm gì để có BMI lý tưởng?
Ăn uống điều độ
Bạn có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày (từ 4-6 bữa, mỗi bữa cách nhau từ 2-3 tiếng) để xây dựng một chế độ ăn uống điều độ và lành mạnh hơn.
Trong mỗi bữa ăn, hãy bổ sung đầy đủ các nhóm chất từ tinh bột, protein, chất xơ, chất béo lành, vitamin từ rau củ quả, trái cây và thực phẩm bổ sung. Với chế độ ăn uống này, bạn có thể thúc đẩy cơ thể khỏe mạnh và chỉ số BMI lý tưởng hơn.
Uống nhiều nước hơn
Khi bạn đang cố gắng giảm cân hoặc duy trì sức khỏe ở trạng thái ổn định, bạn nên tránh đồ uống có gas hoặc nhiều đường trong bữa ăn.
Thay vào đó, bạn nên uống thêm nhiều nước lọc mỗi ngày để tránh tình trạng mất nước, đồng thời tăng khả năng đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể.
Ăn sáng đủ chất
Để đưa chỉ số BMI về mức lý tưởng, bạn nên bắt đầu ngày mới với bữa sáng giàu protein và chất xơ. Bạn có thể lựa chọn ăn yến mạch cùng với sữa chua và trái cây tươi để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả ngày dài.
Với bữa sáng giàu dưỡng chất, bạn có thể hạn chế cảm giác đói bụng, tránh tình trạng ăn quá nhiều dẫn đến tăng cân.
Bạn nên bắt đầu ngày mới với bữa sáng giàu protein và chất xơ
Tập thể dục
Đừng đánh giá thấp vai trò của tập thể dục trong việc giúp bạn giảm cân. Bạn hãy đặt ra mục tiêu tập luyện phù hợp và kiên trì thực hiện mỗi ngày để đạt được kết quả như mong muốn.
Để có lịch trình tập luyện cụ thể phù hợp với mức BMI lý tưởng đã đặt ra, bạn có thể tham khảo ý kiến từ các huấn luyện viên cá nhân và cân chỉnh cho phù hợp với bản thân mình.
Ngoài việc tập luyện điều độ để có 1 vóc dáng lý tưởng, bạn có thể bổ sung thêm các viên uống hỗ trợ giảm cân giúp giảm tích tụ mỡ thừa, kiểm soát được lượng thức ăn đi vào cơ thể.
Tính lượng calo nạp vào mỗi ngày
Việc thâm hụt calo chính là chìa khóa giúp bạn giảm cân một cách an toàn, lành mạnh. Mức thâm hụt calo an toàn là dưới 25% so với mức calo cần nạp vào cơ thể mỗi ngày.
Nếu bạn nhịn ăn hoặc mức thâm hụt calo quá lớn sẽ dễ dẫn đến stress, gây mệt mỏi và mất cơ.
Việc thâm hụt calo chính là chìa khóa giúp bạn giảm cân an toàn
Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm thông tin về BMI và có thể tự tính BMI cho bản thân mình. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè của mình nhé!
Viết bình luận