Bị cảm có nên nằm máy lạnh không?

Bị cảm có nên nằm máy lạnh không?

Bị cảm có nên nằm máy lạnh không? Thời tiết nóng bức khiến ai cũng muốn ở trong phòng máy lạnh. Tuy nhiên, nhiệt độ cho từng đối tượng như người cao tuổi, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai khác nhau. Để biết cách dùng máy lạnh không ảnh hưởng đến sức khỏe, hãy đọc bài viết sau.

Trong thời tiết nóng bức, sử dụng máy lạnh là lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, sức khỏe có thể bị ảnh hưởng nếu dùng không đúng cách. Để biết bị cảm có nên nằm máy lạnh không và cách dùng điều hoà không bị bệnh thì theo dõi bài viết dưới đây.

Bị cảm có nên nằm máy lạnh?

Bị cảm có nên nằm máy lạnh không? Câu trả lời là có, bạn vẫn có thể nằm trong phòng máy lạnh với nhiệt độ từ 27 - 28 độ C vào ban ngày và 28 - 29 độ C vào ban đêm. Nếu người bệnh ho thì nên đắp chăn mỏng ở vùng ngực. Tuy nhiên, nếu ho có đờm, không nên cho bệnh nhân nằm phòng máy lạnh, vì điều này có thể khiến bệnh nặng hơn. 

Không nên lắp đặt điều hòa đối diện giường để tránh tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh và hạn chế sử dụng máy lạnh trong thời gian dài. Giữ phòng ngủ luôn sạch sẽ để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn.

Nếu sử dụng điều hòa bị cảm lạnh thì có thể thực hiện các cách sau để làm giảm tình trạng bệnh:

  • Tắt điều hòa và mở cửa sổ để thông gió.
  • Tắm nước ấm, đắp chăn để toát mồ hôi. Đây là cách chữa cảm lạnh hiệu quả.
  • Uống trà gừng ấm hoặc ăn cháo hành, cháo tía tô.
  • Dùng thuốc cảm và chườm ấm theo chỉ định của bác sĩ.
  • Súc miệng bằng nước muối và xông hơi bằng bạc hà hoặc khuynh diệp.

Một số đối tượng cần cẩn thận khi dùng máy lạnh

Sau khi biết bị cảm có nên nằm máy lạnh không thì một số đối tượng dưới đây cũng nên chú ý khi dùng điều hoà.

Người cao tuổi

Người cao tuổi nên lưu ý những điều sau khi dùng máy lạnh: 

  • Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh như huyết áp, thấp khớp. Vì vậy, nên đặt nhiệt độ điều hòa ở 26 - 27 độ C vào ban ngày và 27 - 28 độ C vào ban đêm.
  • Người cao tuổi nên nhỏ nước muối sinh lý vào mắt và mũi khi nằm trong phòng điều hòa. Uống nhiều nước và ăn trái cây để bổ sung chất lỏng và vitamin cho cơ thể.
  • Nếu thời tiết mát mẻ trong thì không nên dùng điều hòa và mở cửa để không khí lưu thông.
  • Ngâm chân trước khi đi ngủ có tác dụng tốt cho người cao tuổi, thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi, đắp chăn mỏng cho chân để giữ ấm khi ngủ.
  • Tốt nhất nên có nhà vệ sinh trong phòng người cao tuổi để tránh sốc nhiệt khi ra ngoài phòng.

Bị cảm có nên nằm máy lạnh không? Những đối tượng cần chú ý và cách dùng tránh cảm lạnh 2

Phụ nữ mang thai

Một số lưu ý cho phụ nữ mang thai khi dùng máy lạnh:

  • Theo khuyến cáo y tế, bà bầu nên sử dụng điều hòa ở nhiệt độ 26 - 28 độ C vào ban ngày và 27 - 28 độ C vào ban đêm. Đồng thời, không nên ở trong phòng máy lạnh quá lâu.
  • Tắt điều hòa 30 phút trước khi ra ngoài, để nhiệt độ cơ thể thích nghi dần dần với sự thay đổi nhiệt độ.
  • Ngoài ra, bà bầu nên xông tinh dầu hoặc nhỏ vài giọt tinh dầu khuynh diệp vào nước ấm rồi hít hơi nước để làm ấm bên trong cơ thể.
  • Khi ngủ trong phòng máy lạnh, bà bầu nên mặc quần áo kín, giữ ấm chân và đắp chăn mỏng trước ngực.

Trẻ nhỏ

Nhiệt độ cơ thể của trẻ không giống người lớn nên có thể không thoải mái khi ở cùng nhiệt độ phòng với người lớn. Trung tâm điều nhiệt của trẻ còn yếu, hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm chưa phát triển đầy đủ, đặc biệt ở trẻ dưới 3 tuổi. Vì vậy, trẻ dễ bị ho hoặc cảm lạnh hơn khi nhiệt độ trong phòng điều hoà thấp. Để bảo vệ sức khỏe cho trẻ thì nên để nhiệt độ từ 27 - 29 độ C.

Cách sử dụng máy lạnh tránh bị cảm lạnh

Thời gian sử dụng

Trong mọi trường hợp không nên bật điều hòa 24 giờ một ngày. Điều này không chỉ làm giảm tuổi thọ của thiết bị mà còn ảnh hưởng sức khoẻ của người dùng. Việc vận hành liên tục trong thời tiết nắng nóng có thể khiến nhiều thiết bị bốc cháy do quá tải. Người dùng chỉ nên bật điều hòa khi thực sự cần thiết (8-10 tiếng/ngày) và để máy nghỉ vài tiếng trước khi sử dụng lại.

Điều chỉnh nhiệt độ hợp lý

Các chuyên gia luôn khuyến cáo người dùng nên duy trì nhiệt độ phòng ở mức lý tưởng khoảng 26 - 28 độ. Đây là nhiệt độ lý tưởng cho cơ thể người dùng. Nếu thời tiết quá nóng, bạn có thể sử dụng thêm quạt hoặc máy làm mát bằng hơi nước để điều hoà không khí trong phòng.

Không nằm đối diện điều hoà

Đặt điều hòa đối diện cơ thể có thể dẫn đến một số bệnh. Trường hợp nhẹ sẽ mắc các bệnh về đường hô hấp như sổ mũi, nghẹt mũi, ho, cảm lạnh. Trường hợp nặng, có thể bị liệt mặt vì mồ hôi tiết ra khi trời nóng làm tắc nghẽn lỗ chân lông, nhưng không khí lạnh trực tiếp cũng làm cản trở quá trình lưu thông máu và gây tê liệt dây thần kinh ở mặt.

Uống nhiều nước

Nếu ở trong phòng điều hòa lâu, hãy uống nhiều nước mỗi giờ. Bạn có thể dùng xịt khoáng để dưỡng ẩm cho da thường xuyên.

Vệ sinh máy lạnh định kỳ

Để máy điều hòa của bạn hoạt động ổn định, hiệu quả, bạn cần vệ sinh máy lạnh thường xuyên. Bộ lọc không khí cũng được làm sạch để không ảnh hưởng đến không khí trong phòng, vệ sinh khoảng 1-2 tháng/lần. Thay cuộn dây làm mát 1 lần/năm, bảo dưỡng 2 lần/năm. 

Người dùng cũng cần lưu ý bơm gas cho cục nóng. Nếu điều hòa vẫn hoạt động nhưng nhiệt độ làm lạnh yếu, dàn nóng bị đóng tuyết hoặc máy gặp các triệu chứng bất thường thì bạn nên kiểm tra và nạp lại gas.

SKM đã giải đáp câu hỏi "Bị cảm có nên nằm máy lạnh không?" trong bài viết trên và một số đối tượng cần chú ý khi dùng máy lạnh. Ngoài những điều trên, bạn cũng đừng quên vệ sinh máy lạnh thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn gây hại cho sức khỏe.

Đang xem: Bị cảm có nên nằm máy lạnh không?

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
Giỏ Hàng