Top những thác nước đẹp tại Đà Lạt

Top những thác nước đẹp tại Đà Lạt

Đến cao nguyên Lâm Viên , thăm xứ lạnh Lâm Đồng – Đà Lạt không chỉ thấy những đồng hoa, thấy những đồi thông tít tắp, mà quý khách còn phải trầm trồ trước vẻ đẹp hung vĩ, hoang sơ của những thác nước tung bọt trắng xóa ở nơi đây.

Thác Prenn

Có thể nói thác Prenn là một cổng chào tự nhiên xinh đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho thành phố Đà Lạt. Nằm trên đồi Prenn, quốc lộ 20, con đường chính từ Sài Gòn lên Đà lạt, cách thành phố 10km. Những dòng nước mạnh mẽ đổ từ trên cao xuống tạo ra vô vàn những bọt nước li ti phủ lên người du khách như nhắn nhủ và mang lại cảm giác sảng khoái đặc biệt khi được hòa mình vào thiên nhiên.

Đường xuống thác Prenn quanh co tựa sát sườn núi rợp bóng cây , khi xuống dưới bạn sẽ đi đến nhà sàn, cầu mây treo qua suối, chòi trên ngọn cây, phòng tranh thêu lua,.. còn có các trò chơi dân tộc, bơi thuyền, biểu diễn nhạc dân tộc Tây Nguyên,..Và đừng quên thưởng thức món cháo cá lóc thơm ngon.

Ở phía đông thác Prenn còn có quần thể đền thờ Âu Lạc thờ vọng các vua Hùng, tọa lạc trên một ngọn đồi có thể “voi phục,hổ quỳ” .Đây là mô hình du lịch mới -  Du lịch sinh thái kết hợp trở về với cội nguồn. Đền thờ được hình thành ngày 10/5/2004 gồm có: Đền Hạ,đền Trung và đền Thượng phỏng theo các ngôi đền  thờ gốc ngoài Phú Thọ.

Du khách có thể ngắm nhìn núi Voi với phong cảnh hữu tình của vùng ngoại ô thành phố. Hằng năm,vào ngày 10/3 âm lịch nơi đây có tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương với nhieuf tiết mục văn hóa đặc săc: hát quan họ Bắc Ninh, múa xòe của người thái, biểu diễn cồng chiêng người Cờ Ho,..Năm 1998,Bộ Văn Hóa – Thông Tin đã công nhận thác Prenn là Di tích Lịch sử - văn hóa.

Thác Pongour

Đây là một trong những ngọn thác còn khá hoang sơ và hùng vĩ nổi tiếng đẹp mơ màng của núi rừng Tây Nguyên, nơi này được người dân địa phương gọi là thác bảy tầng bởi dòng thác chảy qua hệ thống đá bậc thang 7 tầng với độ cao gần 40m. Đường vào là khung cảnh khá yên bình và nên thơ, nếu bạn đi vào tháng 10 sẽ bắt găp hình ảnh điệp vàng nở rộ, tạo nên một con đường cong dẫn vào thác với một màu vàng ươm đẹp mắt đến ngỡ ngàng.

Thác 7 tầng được bao quanh bởi khu rừng nguyên sinh có diện tích khoảng 2,5 ha với thảm thực vật đa dạng, phong phú và có rất nhiều câu cổ thụ, muông thú sinh sống… Tạo nên một bức tranh thiên nhiên hoang sơ thực thụ. Với ngọn thác này, một tục lễ đã có từ lâu nay mà đến giờ vẫn còn duy trì, đó là vào rằm tháng giêng hang năm, nơi đây là điểm du lịch không thể thiếu của người dân địa phương, cũng như khách thập phương đến đây du xuân để mong ước được đi vào cỗn thiên thai. Đây là lúc mà người ta không phân biệt kinh – thượng, họ tự trao đổi tâm tình và tìm hiểu, yêu mến nhau, dưới vẻ đẹp mơ màng, hoang dã của Nam Tây Nguyên.

Thác Hang cọp

Tọa lạc tại thôn Túy Sơn, xã xuân Thọ, thành phố Đà Lạt. Nằm ngay giữa bạt ngàn rừng thông, thác Hang Cọp cao khoảng 25km, rộng hơn 10m. Trước mắt du khách sẽ là dòng nước trắng xóa đổ từ trên cao xuống một hố sâu rồi len lỏi qua những tảng đá lớn chảy vào trong khu rừng nguyên sinh rậm rạp, dưới chân núi hơi nước sẽ tỏa mù như sương và khí đá ẩm bốc ra lạnh ngắt.

Khi hoàng hôn phủ xuống núi đồi, ánh mặt trời vàng nhạt xuyên qua những rừng thông cao vút rồi dần tắt lịm,lá cây hoa Móng Cọp khép những cánh hoa, lại là lúc muôn vàn âm thanh của rừng núi cũng bắt đầu trỗi dậy. Tiếng rừng thông lao xao, tiếng chim bay về núi tan toác giữa không gian hoang sơ, u tịch và nổi lên trong bóng chiều cô quạnh là tiếng “cọp gầm” đều đặn phát ra từ phía ngọn thác huyền thoại,có lúc làm ta giật mình tưởng thật.

Thác Cam Ly

Thác Cam Ly chỉ cách Khu Hòa Bình khoảng 2km về phía tây, gần cuối đường HOàng Văn Thụ, đây là thác nước gần với trung tâm Đà Lạt nhất. Dòng chảy của thác cao khoảng 10m, tuy không cao nhưng dòng chảy này vẫn mang nét mạnh mẽ và cũng không kém phần dịu dàng.

Đây là dòng thác đã đi vào nhiều thơ văn và bài hát, và thác là một phần không thể thiếu của thành phố sương mù giống như Hồ Xuân Hương.

Thác Voi

Thuộc thị trấn Nam Ban huyện Lâm Hà ,nằm trong khuôn viên của chùa Linh Phước, có độ cao gần 30m ngày đêm đổ nước trắng xóa lên những tảng đá đen huyền bí nằm dưới dòng thác như những tấm lưng của đàn voi đang trầm mình dưới dòng nước khiến cho ngọn thác này có tên gọi là Thác Voi.

Đặc biệt của ngọn thác này là tiếng thác đổ hòa quyện cùng tiếng chuông chùa ngân nga sớm chiều tạo nên một âm thanh kỳ diệu mang đén sự tinh lặng cho tâm hồn.  Xung quanh thác là khu rừng nguyên sinh với những hang động kỳ thú, những cây cổ thụ chằng chịt dây leo. Năm 2001, Thác Voi được nhà nước công nhận là danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.

 Thác Datanla

Cách trung tâm Đà Lạt 5km, nằm khoảng giữa đèo Prenn. Từ quốc lộ 20 rẽ xuống dốc khoảng 30m là tới một thung lũng nhỏ,du khách sẽ gặp thác Datanla vơi cảnh trí đầy hấp dẫn và đậm nét hoang sơ. Được đưa vào khai thác từ năm 2000, thác Datanla hấp dẫn bởi dòng nước trong veo chảy qua 7 tầng núi đá rồi dội thẳng xuống tung bọt trắng xóa. 

Đến đây, ngoài ngắm thác, du khách còn có cơ hội tham gia các trò chơi mạo hiểm như: trèo thác, vượt thác. Dưới chân thác, dòng suối Datanla chảy chậm lại, luồn lách qua những mỏm đá rồi chảy vào một hố sâu gọi là “Vực Tử Thần” nằm dữa hai bên vách đá dựng đứng cao 40m.

Bên cạnh đó, nhà hàng Datanla nằm ngay lối cổng vào được thiết kế theo kiểu nhà sàn, lợp tranh. Với sức chứa 150 khách,phục vụ các món ăn ngon với khung cảnh đẹp nên thơ và thân thiên. Ngoài phục vụ ăn trưa,sáng… thì nhà hàng còn nhận phục vụ cơm đoàn,tiệc buffet và âm nhạc cồng chiêng theo yêu cầu. Năm 1998, thác được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa.

Thác Dambri

Ở vị trí cách khoảng 100km từ Đà Lạt đi xuống, 200km từ thành phố Hồ Chí Minh đi lên theo quốc lộ 20, thác Dambri nằm cách Bảo Lộc khoảng 18km theo hướng đông bắc. Dambri theo tiếng k’ho nghĩa là đợi chờ. Thác gắn liền với truyền thuyết đẹp về lòng son sắt của người thiếu nữ dành cho chàng trai mình yêu. Đây là ngọn thác cao nhất Lâm Đồng với chiều cao trên 40m ,tạo thành 2 dòng chảy cao thật hung vĩ.

Có 3 cách để du khách chinh phục khách là đi bộ khoảng 138 bậc thang, đi thang máy hay trải nghiệm cảm giác mạnh với máng trượt dài 1.650m. Vào những ngày nắng, bạn có thể khám phá vẻ đẹp của những cánh rừng nguyên sinh, tham gia các trò chơi lớn, đốt lửa trại,… nhưng nếu đến đây vào ngày mưa thì không gì thú vị hơn là nhâm nhi một ly cà phê nóng , ngắm màn sương như một tấm chăn mỏng bao phủ khu rừng, nghe những ca khúc trữ tình về Đà Lạt.

Thác Bảo Đại – Thác Jráiblian

Ẩn mình giữa núi rừng Tà In thanh vắng là một thác nước cao hùng vĩ. Đó là thác Jráiblian, thác có vẻ đẹp vừa huyền bí,vừa mơ màng. Ai đã một lần đi qua chắc khó quên những ấn tượng về dòng thác, cũng như vẻ đẹp hoang dã của nó giữa núi rừng hoang vu.

Jráiblian là cái tên mà đồng bào churu thường gọi,có nghĩa là thác đá cao. Nhưng về sai thác còn có tên gọi là thác Bảo Đại vì vua Bảo Đại thường đi săn qua vùng này,là điểm ông chọn để dừng chân nghỉ ngơi, thư giãn sau những ngày đi săn. Thác Bảo Đại to lớn và có vể đẹp hung vĩ, tuy được một đơn vị tư nhân thầu khai thác du lịch nhưng các bạn không mất vé vào tham quan, hãy đến để trải nghiệm vẻ đẹp tuyệt vời ma fthieen hiên đã ban tặng cho vùng đất cằn cỗi này. 

 Thác Păng Tiêng 

Hãy tạm xa rời cuộc sống bon chen của thị thành đầy nắng gió, xa rời những con đường phủ kín hoa dại để đến với thác Păng Tiêng, để cảm nhận sự tự tình lãng mạn của núi rừng suốt hàng trăm năm qua.

Tọa lạc giữa núi rừng hoang vu của xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 25km về hướng Bắc. Thác Păng Tiêng hay còn được gọi là thác Bảy Tầng, là một ngọn thác còn khá hoang sơ và xinh đẹp. Không quá nổi tiếng như các địa điểm tham quan du lịch Đà Lạt khác, thác Păng Tiêng lặng lẽ đợi chờ những con người thật sự yêu thiên nhiên, yêu sự hoang dại của núi rừng đến để chiêm ngưỡng nó. 

Để chinh phục được ngọn thác Păng Tiêng xinh đẹp này, bạn phải vượt qua gần chục km đường đất đỏ với những bụi cây, hốc đá và những con dốc cao ngất ngưỡng trên triền đồi. Bỏ lại sau lưng đoạn đường gian nan vất vả, du khách sẽ được hòa mình với không gian xanh mát hoang dã của nơi đây, chung quanh con suối Păng Tiêng là một khu rừng nguyên sinh rất ít dấu chân của con người lui tới. Đây thật sự là một địa điểm dừng chân lý tưởng cho du khách nghỉ ngơi và nạp thêm năng lượng trước khi bắt đầu hành trình đi bộ lên những con dốc thẳng đứng của đoạn đường còn lại để đến được chân ngọn thác Păng Tiêng hùng vĩ.

Thác Bobla - Thác Liên Đầm 

Thác Bobla thuộc xã Liên đầm, huyện Di Linh nên còn gọi là thác Liên Đầm. Khu du lịch thác Bobla cách thị trấn Di Linh khoảng 6km, ngay sát quốc lộ 20. Thác Bobla nằm trên suối Đa Rê-am, rộng hơn 20m và cao khoảng 55m. Dòng nước trắng xóa đổ xuống khu vực sâu nổi bật trên nền xanh thẳm của rừng núi chập chừng vườn trà và cà phê.

Dưới thác là một cái hồ nhỏ do nước chảy lâu ngày tạo thành,cạnh hồ có những tảng đá lớn trông như những bàn đá và những cây cổ thụ cao to che mát cả một khoảng trời. 

Hi vọng bài viết cung cấp thông tin hữu ích cho bạn.

 

Đang xem: Top những thác nước đẹp tại Đà Lạt

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
Giỏ Hàng