Cách chữa rối loạn tiền đình không cần dùng thuốc bạn nên biết

Cách chữa rối loạn tiền đình không cần dùng thuốc bạn nên biết

Rối loạn tiền đình là hội chứng mà rất nhiều người mắc phải và chắc hẳn ai cũng ít nhất đã từng 1 lần nghe tới. Hãy cùng tham khảo một số cách chữa rối loạn tiền đình không cần dùng thuốc dưới đây nhé.

Triệu chứng rối loạn tiền đình là gì?

Rối loạn tiền đình xảy ra khi bạn bị tổn thương đến hệ thống tiền đình - bộ phận thuộc hệ thần kinh có vai trò trong việc duy trì trạng thái thăng bằng của cơ thể khi thực hiện các hoạt động, di chuyển, thay đổi tư thế.

Tùy vào tình trạng, mức độ nghiêm trọng của bệnh mà ở mỗi người sẽ xuất hiện những triệu chứng, biểu hiện khác nhau. Triệu chứng thường gặp nhất của rối loạn tiền đình là chóng mặt, choáng váng và mất thăng bằng khi thay đổi tư thế.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể xuất hiện các triệu chứng khác như: Ù tai, nhìn mờ, đau đầu, buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng, vã mồ hôi,…

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Bản thân hội chứng rối loạn tiền đình không gây nguy hiểm tính mạng, nhưng khi không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, nó có thể gây ra những biến chứng và hậu quả khó lường.

Việc đi lại loạng choạng khiến bệnh nhân sinh hoạt khó khăn hơn, dễ sinh ra mệt mỏi, tâm trạng cáu gắt, từ đó làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Đặc biệt, khi những triệu chứng như: hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng,... diễn ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến an toàn của người bệnh, dễ gây chấn thương do té ngã và tai nạn khi tham gia giao thông.

Liệu pháp phục hồi tiền đình

Đây một hình thức trị liệu chuyên biệt đã được áp dụng hơn 60 năm qua, thông qua các bài tập để tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận của cơ thể, giúp rèn luyện bộ não nhận biết và xử lý tín hiệu từ hệ tiền đình nhạy bén hơn.

Liệu pháp phục hồi tiền đình đã được áp dụng hơn 60 năm

Liệu pháp phục hồi tiền đình đã được áp dụng hơn 60 năm

Bài tập ổn định với mắt

Các bài tập mắt nhằm giúp bạn cải thiện tầm nhìn, ổn định thị lực. Thông qua việc luyện tập để kiểm soát chuyển động của mắt sẽ giúp bệnh nhân có thể tập trung nhìn rõ trong quá trình chuyển động, rất có ích trong việc cải thiện tình trạng chóng mặt và giữ thăng bằng.

Bài tập mắt giúp ổn định thị lực

Bài tập mắt giúp ổn định thị lực

Tập luyện giữ thăng bằng

Việc bị mất thăng bằng có thể được cải thiện qua việc tập luyện thường xuyên. Các bài tập hỗ trợ phục hồi chức năng bạn có thể lựa chọn để luyện tập giữ thăng bằng khá đa dạng, từ mức độ dễ đến khó.

Bạn cần chọn bài tập phù hợp với khả năng của bản thân và chỉ tăng dần độ khó khi đã quen để hạn chế nguy cơ té ngã hay chấn thương trong khi tập.

Tập luyện giữ thăng bằng giúp hạn chế té ngã

Tập luyện giữ thăng bằng giúp hạn chế té ngã

Tập Yoga

Tập yoga giúp tăng lưu lượng tuần hoàn, điều chỉnh nhịp tim, lấy lại sự cân bằng cho cơ thể. Ngoài ra, bộ môn này cũng chú trọng vào việc điều hòa hơi thở, nhẹ nhàng xoa dịu tâm trí, giúp giảm lo lắng, căng thẳng cho bệnh nhân rối loạn tiền đình một cách hiệu quả.

Bạn nên ưu tiên tập những bài tập giữ tư thế thăng bằng, thiền, cố định thân thể. Tránh tập các tư thế di chuyển thân mình hay phần đầu quá nhiều vì nó có thể gây khởi kích cơn chóng mặt dữ dội.

Bài tập yoga như thiền giúp giảm nhẹ triệu chứng rối loạn tiền đình

Bài tập yoga như thiền giúp giảm nhẹ triệu chứng rối loạn tiền đình

Bấm huyệt, xoa bóp

Một số nghiên cứu được thực hiện tại Trung Quốc chỉ ra rằng phương pháp bấm huyệt có thể làm giảm các triệu chứng của rối loạn tiền đình.

Day ấn một số huyệt đạo có liên quan đến tiền đình như: huyệt bách nội, huyệt phong phủ, huyệt phong trì, huyệt thái dương có tác dụng làm giảm các triệu chứng đau đầu, ù tai, chóng mặt cho người bị rối loạn tiền đình.

Ngoài ra, bạn cũng có thể phối hợp tự thực hiện các động tác massage, xoa bóp tại vùng mặt, đầu, sau tai, cổ, vai gáy,... theo phương pháp diện chẩn để thư giãn, xoa dịu các triệu chứng rối loạn tiền đình.

Châm cứu

Đông y gọi chứng rối loạn tiền đình là Huyễn vựng hay Huyễn vậng, và có thể dùng phương pháp châm cứu để hỗ trợ chữa trị. Tuy nhiên, hiện đa số khoa phòng Y học Cổ truyền tại bệnh viện chưa thấy thực hiện nghiệm pháp này.

Việc điều chỉnh rối loạn chức năng tiền đình tại khoa - phòng khám Y học cổ truyền là tương đối ít, vì triệu chứng của bệnh nhân có thể được cải thiện tốt hơn bằng thuốc.

Châm cứu có thể chữa trị rối loạn tiền đình

Chế độ ăn hợp lý

Để giảm triệu chứng rối loạn tiền đình, người bệnh cần chú ý một số điều dưới đây trong chế độ ăn uống như:

  • Ăn uống đúng giờ, đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, trái cây.
  • Bổ sung thêm những thực phẩm tốt cho hệ thần kinh như magie hay các vitamin B6, vitamin B9 (axit folic), vitamin C, vitamin D,...
  • Uống đủ nước (khoảng 35 - 40ml/kg) cũng rất quan trọng để hỗ trợ quá trình trao đổi chất tốt hơn và giúp các hoạt động của cơ thể được diễn ra trơn tru, hiệu quả.
  • Hạn chế ăn mặn, ăn quá nhiều đường.
  • Tránh xa các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp và các chất kích thích có hại: rượu, bia, thuốc lá, cà phê vì chúng sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như hệ thần kinh của chúng ta.

Chế độ ăn hợp lý giúp ích cho việc điều trị rối loạn tiền đình

Chế độ ăn hợp lý giúp ích cho việc điều trị rối loạn tiền đình

Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Trong đa số trường hợp, các triệu chứng rối loạn tiền đình chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn (khoảng vài ngày) và sau đó sẽ tự thuyên giảm. Tuy nhiên hội chứng này sẽ tái phát nhiều lần, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh.

Do vậy, để đời sống sinh hoạt không bị đảo lộn và tránh những biến chứng do rối loạn tiền đình gây ra, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu các triệu chứng kéo dài và có dấu hiệu trầm trọng hơn vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng, gây nguy hại đến tính mạng người bệnh:

  • Giảm hoặc mất thị lực.
  • Mất thính giác.
  • Giao tiếp khó khăn.
  • Sốt cao.
  • Mất ý thức.
  • Tê và run rẩy tay chân.

Đến gặp bác sĩ ngay nếu có các triệu chứng bất thường như mất thính giác

Đến gặp bác sĩ ngay nếu có các triệu chứng bất thường như mất thính giác

Các chẩn đoán/xét nghiệm

Rối loạn tiền đình thường chỉ được chẩn đoán thông qua thăm khám lâm sàng, trừ những trường hợp bệnh nhân chóng mặt kháng trị, tái phát dai dẳng thì bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh làm một số xét nghiệm cận lâm sàng phù hợp.

Rối loạn tiền đình thường được chẩn đoán qua thăm khám lâm sàng

Tham khảo một số bệnh viện có thể thăm khám

Nếu nhận thấy những triệu chứng bất thường, người bệnh có thể đến Chuyên khoa Thần kinh của các bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời:

  • Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Y học Cổ truyền, Bệnh viện tâm thần TP.HCM, Bệnh viện Nhân Dân 115,...
  • Hà Nội: Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện tâm thần Trung Ương,...

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn các cách chữa rối loạn tiền đình không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài và ngày càng trầm trọng hơn, bạn nên đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu thấy hữu ích, hãy chia sẻ cho những người thân yêu cùng biết nhé!

 

Đang xem: Cách chữa rối loạn tiền đình không cần dùng thuốc bạn nên biết

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
Giỏ Hàng