Hay buồn ngủ là đáu hiệu của bệnh gì ?

Hay buồn ngủ là đáu hiệu của bệnh gì ?

Hay buồn ngủ là tình trạng thường gặp khi thiếu ngủ, ngủ ít hoặc sau ngày làm việc mệt mỏi. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về sức khỏe. Cùng tìm hiểu hay buồn ngủ là dấu hiệu của bệnh gì qua bài viết dưới đây nhé!

Thiếu máu

Thiếu máu là một tình trạng sụt giảm lượng huyết sắc tố hoặc lượng hồng cầu ngoại vi, dẫn đến thiếu oxy ở các mô trong cơ thể. Đây là bệnh lý thường gặp, đặc biệt là ở phụ nữ đang mang thai hoặc những người vừa trải qua phẫu thuật.

Thiếu máu khiến cho não bộ cũng như các tế bào thần kinh không được cung cấp đầy đủ oxy dẫn đến cảm giác mệt mỏi, hay buồn ngủ, lờ đờ, dễ mất tập trung. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu, có thể do cơ thể thiếu sắt, axit folic hoặc vitamin B12. Hoặc do mất máu kéo dài (rong kinh, chảy máu chân răng kéo dài, trĩ ...)

Thiếu máu sẽ khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, hay buồn ngủ

Vấn đề tâm lý

Các vấn đề tâm lý thường gặp trong cuộc sống như lo âu, rối loạn cảm xúc có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi của cơ thể. Một số triệu chứng thường gặp như lo lắng, bồn chồn,... khiến bạn không ngủ được, cơ thể luôn trong cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ.

Ngoài ra, các vấn đề tâm lý còn ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày, khiến bạn chán ăn, lười làm việc, thiếu động lực dẫn đến cơ thể ngày càng tiều tụy, thiếu sức sống.

Rối loạn cảm xúc có thể dẫn đến tình trạng hay buồn ngủ

Rối loạn cảm xúc có thể dẫn đến tình trạng hay buồn ngủ

Cơ thể thiếu vitamin

Các vitamin và khoáng chất tham gia vào nhiều hoạt động quan trọng trong cơ thể, giúp chuyển hóa năng lượng và duy trì sự khỏe mạnh cho các cơ quan. Tuy nhiên, hầu hết các vitamin cơ thể không tự tổng hợp được mà cần bổ sung vào từ các loại thực phẩm như thịt cá, trứng, trái cây,...

Việc thiếu hụt vitamin và khoáng chất lâu dài ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, khiến cơ thể không thể tổng hợp các chất cần thiết dẫn đến cảm giác mệt mỏi, chán ăn, hay buồn ngủ kéo dài.

Chứng dị ứng thực phẩm

Thực phẩm đóng vai trò không thể thiếu đối với sức khỏe, chúng cung cấp năng lượng cho các hoạt động trong cơ thể. Tuy nhiên, tình trạng không dung nạp hoặc dị ứng thức ăn có thể khiến cơ thể mệt mỏi, đau đầu, buồn ngủ.

Để loại trừ khả năng dị ứng thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn có thể thử loại bỏ một số loại thực phẩm nghi ngờ có liên quan đến triệu chứng buồn ngủ trong vòng 10 - 30 phút sau khi ăn. Để đảm bảo an toàn, bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm dị ứng thực phẩm.

Bệnh suy giảm tuyến giáp

Tuyến giáp nằm ở phía trước khí quản có chức năng sản xuất ra hormone T3, T4 cũng như điều hòa quá trình chuyển hóa.

Suy giảm tuyến giáp là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone, ảnh hưởng đến các hoạt động và chức năng trong cơ thể khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng.

Hơn nữa, tuyến giáp còn là nơi sản sinh hormone thyrotropin có ảnh hưởng đến giấc ngủ thông qua vùng dưới đồi. Khi tuyến giáp bị suy yếu sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone thyroxine suy giảm dẫn đến giấc ngủ bị rối loạn, cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày và khó ngủ vào ban đêm.

Suy giảm tuyến giáp có thể liên quan đến tình trạng hay buồn ngủ

Suy giảm tuyến giáp có thể liên quan đến tình trạng hay buồn ngủ

Bệnh về gan

Hay mệt mỏi và buồn ngủ đặc biệt là vào ban ngày có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh gan. Khi gan gặp vấn đề khả năng giải độc và chuyển hóa của cơ thể cũng bị ảnh hưởng dẫn đến cơ thể thường thiếu hụt năng lượng và luôn rơi vào trạng thái cần được nghỉ ngơi.

Ngoài ra, gan cũng ảnh hưởng đến sự bài tiết của hormon melatonin - hormone đóng vai trò điều hoà giấc ngủ, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày.

Bệnh đái tháo đường

Trong bệnh tiểu đường, do tình trạng rối loạn chuyển hóa mà nồng độ đường trong máu cao bất thường trong khi các tế bào thì lại không được cung cấp đủ đường đế chuyển thành năng lượng cho cơ thể. Do đó, người bệnh luôn cảm thấy cơ thể buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi mặc dù vẫn ăn uống đầy đủ.[1]

Đái tháo đường có thể khiến bạn gặp tình trạng hay buồn ngủ

Bệnh mất ngủ kinh niên

Mất ngủ kinh niên (mất ngủ mạn tính) là tình trạng khó vào giấc và duy trì giấc ngủ ban đêm kéo dài hơn 1 tháng.

Đối với người trưởng thành cần ngủ từ 7 - 9 giờ mỗi đêm, để cơ thể được nghỉ ngơi và tình táo vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, mất ngủ khiến người bệnh ngủ chập chờn, thậm chí không ngủ được gây tình trạng buồn ngủ quá mức vào ban ngày.

Trầm cảm

Trầm cảm là một bệnh về tâm thần, liên quan đến các rối loạn cảm xúc và mất động lực trong thời gian dài. Bệnh có thể gây rối loạn giấc ngủ, thiếu tự tin, thay đổi tâm trạng (buồn rầu, cáu gắt),...

Rối loạn giấc ngủ là một triệu chứng của bệnh trầm cảm, biểu hiện thường gặp là thức giấc sớm, thời gian ngủ ngắn,, ngủ không đủ giấc và tình trạng muốn ngủ nhưng không ngủ được làm cơ thể luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi và buồn ngủ cả ngày.

Trầm cảm khiến người bệnh có cảm giác hay buồn ngủ

Bệnh tim

Suy tim là bệnh lý nguy hiểm, bên cạnh các biến chứng tim mạch thì bệnh còn gây khó ngủ, khiến cơ thể không được nghỉ ngơi đủ dẫn đến hay buồn ngủ.

Điều này là do những cơn khó thở xuất hiện bất chợt vào giữa đêm, kèm cơn ho khan, chứng tiểu đêm làm người bệnh dễ thức giấc và giấc ngủ chập chờn.

Tình trạng hay buồn ngủ có liên quan đến bệnh tim

Tình trạng hay buồn ngủ có liên quan đến bệnh tim

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn, mạn tính do các rối loạn tự miễn trong cơ thể gây ra, khi hệ thống miễn dịch tự tấn công vào các mô trong cơ thể. Bệnh gây cứng khớp, đau khớp, sưng khớp ở tay và chân.

Nhiều người bệnh viêm khớp dạng thấp thường bị thiếu ngủ khiến cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ, dẫn đến tình trạng uể oải, buồn ngủ dữ dội vào ban ngày. Do tình trạng cứng khớp cùng các cơn đau nhức dữ dội về đêm.

Suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh là tình trạng hệ thần kinh làm việc quá mức dẫn đến các rối loạn và hậu quả là suy giảm chức năng thần kinh.

Người bệnh còn có thể gặp tình trạng giấc ngủ chập chờn, gián đoạn là triệu chứng thường gặp trong suy nhược thần kinh. Điều này gây nên trạng thái thiếu ngủ làm người bệnh không ngủ đủ giấc và buồn ngủ dữ dội vào ban ngày

Suy nhược thần kinh có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ

Suy nhược thần kinh có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ

Sử dụng một số thuốc gây buồn ngủ

Hay buồn ngủ nhiều cũng có thể do một số loại thuốc an thần gây ngủ, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc điều trị tăng huyết áp hoặc các thuốc giảm đau thuốc giảm đau opioid. Chúng có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương gây ra các phản ứng ADR (tác dụng phụ) như buồn ngủ kèm mệt mỏi.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Khi bạn hoặc người thân có gặp bất cứ dấu hiệu nào dưới đây, mất ngủ trong thời gian dài, hãy liên lạc để được bác sĩ thăm khám:

  • Buồn ngủ do tình trạng thiếu ngủ kéo dài.
  • Buồn ngủ nhưng không ngủ được vào ban đêm do luôn cảm thấy bồn chồn, bất an.
  • Buồn ngủ do giấc ngủ ban đêm bị gián đoạn bởi những cơn đau nhức.
  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động thường ngày.

Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài hơn 1 tháng bạn cần đến gặp bác sĩ

Các chẩn đoán/xét nghiệm

Bác sĩ có thể hỏi về tình trạng giấc ngủ để xác định khoảng thời gian ngủ bạn. Ngoài ra, các xét nghiệm để chẩn đoán các bệnh lý có liên quan cũng có thể được chỉ định như: xét nghiệm máu, đo điện tim, sóng não, cử động mắt,...

 

Đang xem: Hay buồn ngủ là đáu hiệu của bệnh gì ?

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
Giỏ Hàng